Thẩm tra bản vẽ thi công – dự toán công trình hạ tầng kỹ thuật có vốn ngân sách nhà nước

Thứ năm - 27/11/2014 01:03 2.293 0

Thẩm tra bản vẽ thi công – dự toán công trình hạ tầng kỹ thuật có vốn ngân sách nhà nước (Sở Xây dựng chỉ định thẩm tra)
Mã số hồ sơ: T-BPC-266003-TT

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng tại 676 Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài (bộ phận một cửa).

- Chuyên viên phòng 1 cửa tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ đến Văn phòng.

Bước 2: Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ và có văn bản hướng dẫn về thành phần hồ sơ đến chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng quy định). Đồng thời, có công văn hướng dẫn như sau:

- Thông báo tên tổ chức tư vấn được chỉ định thẩm tra hồ sơ (được lựa chọn trong danh sách công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng) và một phần hoặc toàn bộ nội dung thẩm tra (đối với trường hợp có vốn ngân sách nhà nước).     

- Công văn hướng dẫn có đề nghị chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn trong danh sách công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng để thuê thực hiện thẩm tra TKXD (đối với trường hợp có vốn ngoài ngân sách nhà nước).

Lưu ý: Sở Xây dựng chỉ hướng dẫn một lần và lưu giữ bộ hồ sơ đã nộp để đối chứng.

Bước 3: Chủ đầu tư ký hợp đồng với tổ chức tư vấn thẩm tra được Sở Xây dựng chỉ định. Trong nội dung hợp đồng, phải có đủ các nội dung thẩm tra nêu tại văn bản hướng dẫn của Sở Xây dựng. Thời gian thực hiện: chủ đầu tư thực hiện văn bản hướng dẫn của Sở Xây dựng tối đa là 30 ngày làm việc tính từ ngày ban hành văn bản.

Bước 4: Chủ đầu tư gửi Hồ sơ trình thẩm tra TKXD (đã được bổ sung, hoàn thiện-nếu có) và Kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD) kèm hồ sơ TKXD đã được tổ chức tư vấn đóng dấu “Thiết kế đã thẩm tra” đến Sở Xây dựng

Bước 5: Sở Xây dựng xem xét nội dung Kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn và có ý kiến bằng văn bản.

  - Trường hợp ý kiến của Sở Xây dựng về Kết quả thẩm tra TKXD của tổ chức tư vấn, có kết luận đủ điều kiện để xem xét phê duyệt TKXD: chủ đầu tư phê duyệt TKXD.

  - Trường hợp ý kiến của Sở Xây dựng về Kết quả thẩm tra TKXD của tổ chức tư vấn, có kết luận chưa đủ điều kiện để xem xét phê duyệt TKXD: Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn TKXD có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ TKXD; và tổ chức tư vấn thẩm tra TKXD có trách nhiệm thẩm tra lại theo ý kiến của Sở Xây dựng (Sở Xây dựng lưu giữ bộ hồ sơ đã nộp để đối chứng). Sau khi hoàn thiện, chủ đầu tư phê duyệt TKXD.

  Lưu ý: Sau khi phê duyệt TKXD, chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ TKXD đến Sở Xây dựng để quản lý; đồng thời chủ đầu tư nộp thêm 01 file (thuyết minh, dự toán, bản vẽ). Tổ chức tư vấn thẩm tra TKXD có trách nhiệm đóng dấu “Thiết kế đã thẩm tra”, Sở Xây dựng không đóng dấu.  

Bước 6: Tổ chức, cá nhân nộp lệ phí tại Văn phòng Sở và nhận kết quả thẩm tra tại bộ phận một cửa của Sở Xây dựng.

b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Sở Xây dựng.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

 - Thành phần hồ sơ:

 + Tờ trình thẩm tra của chủ đầu tư (Theo phụ lục số 1 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD).

+ Theo Phụ lục số 2 kèm theo TTHC này.

+ Báo cáo tổng hợp hồ sơ trình thẩm tra của chủ đầu tư (Theo phụ lục số 3 ban hành kèm theo theo TTHC này).

 - Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

 - Thời gian của Sở Xây dựng (đối với cả hai trường hợp: Sở Xây dựng chỉ định hoặc chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn thẩm tra), được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (ngày ghi trên biên nhận hồ sơ):

+ Đối với các công trình được thiết kế 2 bước trở lên: không quá 20 ngày làm việc.

+ Đối với công trình thiết kế một bước: không quá 15 ngày làm việc.

+ Đối với công trình sửa chữa, cải tạo hoặc thay đổi TKXD (theo quy định cần phải thẩm tra lại): tương tự thời gian quy định trên.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước.

f. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

g. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 - Tờ trình thẩm tra của chủ đầu tư (Theo phụ lục số 1 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD). [Tải về]

 - Báo cáo tổng hợp hồ sơ trình thẩm tra của chủ đầu tư (Theo phụ lục số 4 ban hành kèm theo Quy trình này). [Tải về]

h. Phí, lệ phí: Lệ phí thẩm tra theo quy định tại Thông tư số  75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng.

i. Kết quả thực hiện TTHC: Ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế công trình.

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 - Đối với công trình sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung; công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng – chuyển giao (BT), xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), hợp tác công – tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, yêu cầu, điều kiện về các nội dung thẩm tra là:

 + Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;

 + Sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;

 + Mức độ đảm bảo an toàn khác, bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng và với công năng của công trình;

 + Sự phù hợp của thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt;

 + Sự hợp lý của thiết kế để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình: Kiểm tra việc áp dụng đơn giá, định mức của dự toán; đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng.

 - Đối với công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, yêu cầu, điều kiện về các nội dung thẩm tra là:

 + Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;

 + Sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;

 + Mức độ đảm bảo an toàn khác, bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng và với công năng của công trình.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 - Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

 - Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;

 - Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

 - Thông tư số 09/2014/TT-BXD ngày 10/7/2014 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư số hướng dẫn Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay7,700
  • Tháng hiện tại141,300
  • Tổng lượt truy cập11,478,487
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây