Chức năng nhiệm vụ phòng Kinh tế và vật liệu xây dựng

Thứ ba - 07/06/2016 02:56 3.111 0

UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC

SỞ XÂY DỰNG

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY ĐỊNH

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng

(Ban hành kèm theo Quyết định số 996/QĐ-SXD

ngày  06  tháng 6 năm 2016 của Giám đốc Sở Xây dựng Bình Phước)

 

 

 

 

 

Chương I

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Điều 1. Chức năng

1. Phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng là phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Xây dựng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Xây dựng.

2. Phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Kinh tế xây dựng và Vật liệu xây dựng.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Hướng dẫn công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh; tổ chức lập để UBND tỉnh công bố hoặc Sở công bố theo phân cấp: Các tập đơn giá xây dựng, đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị xây dựng, giá vật liệu xây dựng, giá khảo sát xây dựng, giá thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng, định mức dự toán các công việc đặc thù thuộc các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh chưa có trong danh mục định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố; tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh hướng dẫn việc áp dụng hoặc vận dụng các định mức, đơn giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, suất vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách của tỉnh;

2. Hướng dẫn công tác lập và quản lý chi phí các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở; tổ chức lập để UBND tỉnh công bố hoặc ban hành định mức dự toán các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh mà chưa có trong các định mức dự toán do Bộ Xây dựng công bố, hoặc đã có nhưng không phù hợp với quy trình kỹ thuật và điều kiện cụ thể của tỉnh; tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh hướng dẫn việc áp dụng hoặc vận dụng các định mức, đơn giá về dịch vụ hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh và giá dự toán chi phí các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật sử dụng nguồn vốn ngân sách của tỉnh; kiểm tra, giám sát việc thực hiện;

3. Tổ chức lập, thẩm định các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng quốc gia, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu; quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được UBND tỉnh phê duyệt;

4. Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng quốc gia, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

5. Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về: Công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng; chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng;

6. Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng theo phân cấp của Chính phủ và phân công của UBND tỉnh;

7. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động: Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; sản xuất vật liệu xây dựng;

8. Hướng dẫn các quy định của pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh theo phân công của UBND tỉnh;

9. Kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hoá vật việu xây dựng được sản xuất, lưu thông và đưa vào sử dụng trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

10. Theo dõi, tổng hợp tình hình đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, tình hình sản xuất vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh;

11. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình; hướng dẫn giải quyết sự cố mất an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

12. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

13. Tổ chức thực hiện việc giám định chất lượng công trình xây dựng, giám định sự cố công trình xây dựng theo phân cấp và phân công của UBND tỉnh; theo dõi, tổng hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền tình hình sự cố công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định;         

14. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng, gồm: Thi công, nghiệm thu, bảo hành và bảo trì công trình xây dựng; thí nghiệm chuyên ngành xây dựng và kiểm định xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

 

Chương II

Cơ cấu tổ chức của phòng Quản lý xây dựng

Điều 3. Cơ cấu tổ chức gồm

1. Trưởng phòng và có không quá hai (02) Phó trưởng phòng, có từ 03 đến 05 chuyên viên. Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.

1.1. Trưởng phòng:

Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Sở về mọi hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được Lãnh đạo sở giao. Trực tiếp tham mưu cho Ban Giám đốc Sở những nội dung công việc sau:

a) Hướng dẫn công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh; tổ chức lập để UBND tỉnh công bố hoặc Sở công bố theo phân cấp: Các tập đơn giá xây dựng, đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị xây dựng, giá vật liệu xây dựng, giá khảo sát xây dựng, giá thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng, định mức dự toán các công việc đặc thù thuộc các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh chưa có trong danh mục định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố; tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh hướng dẫn việc áp dụng hoặc vận dụng các định mức, đơn giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, suất vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách của tỉnh;

b) Tổ chức lập, thẩm định các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng quốc gia, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu; quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được UBND tỉnh phê duyệt;

c) Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng quốc gia, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng theo phân cấp của Chính phủ và phân công của UBND tỉnh;

e) Kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hoá vật việu xây dựng được sản xuất, lưu thông và đưa vào sử dụng trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

f) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng, gồm: Thi công, nghiệm thu, bảo hành và bảo trì công trình xây dựng; thí nghiệm chuyên ngành xây dựng và kiểm định xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

h) Hướng dẫn công tác lập và quản lý chi phí các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở; tổ chức lập để UBND tỉnh công bố hoặc ban hành định mức dự toán các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh mà chưa có trong các định mức dự toán do Bộ Xây dựng công bố, hoặc đã có nhưng không phù hợp với quy trình kỹ thuật và điều kiện cụ thể của tỉnh; tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh hướng dẫn việc áp dụng hoặc vận dụng các định mức, đơn giá về dịch vụ hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh và giá dự toán chi phí các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật sử dụng nguồn vốn ngân sách của tỉnh; kiểm tra, giám sát việc thực.     

1.2. Phó Trưởng phòng:

Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và Ban Giám đốc Sở về các công tác của Phòng khi được phân công, đồng thời giúp Trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ công tác của phòng gồm:

a) Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về: Công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng; chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng;

b) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động: Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; sản xuất vật liệu xây dựng;

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình; hướng dẫn giải quyết sự cố mất an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn các quy định của pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh theo phân công của UBND tỉnh;

e) Theo dõi, tổng hợp tình hình đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, tình hình sản xuất vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

f) Tổ chức thực hiện việc giám định chất lượng công trình xây dựng, giám định sự cố công trình xây dựng theo phân cấp và phân công của UBND tỉnh; theo dõi, tổng hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền tình hình sự cố công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định;

g) Theo dõi, tổng hợp và báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực kinh tế xây dựng, vật liệu xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, giám định chất lượng công trình xây dựng theo phân công, phân cấp.      

1.3. Chuyên viên:

Mỗi chuyên viên của phòng được phân công phụ trách theo địa bàn hành chính từ 03 đến 05 huyện, thị xã. Chuyên viên chịu trách nhiệm tham mưu giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ của phòng trên từng địa bàn đã được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về kết quả giải quyết công việc.

Ngoài ra mỗi chuyên viên còn được giao phụ trách một lĩnh vực công tác có tính đặc thù do Trưởng phòng phân công.

2. Biên chế của phòng Kinh tế và Quản lý xây dựng do Giám đốc Sở quyết định trong tổng biên chế hành chính của cơ quan do UBND tỉnh giao.

 

Chương III

Mối quan hệ công tác và chế độ làm việc

Điều 4. Chế độ làm việc

1. Phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về tất cả công việc của phòng, Phó Trưởng phòng và các chuyên viên chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các công việc đã phân công.

2. Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng điều hành phòng khi có sự phân công của Trưởng Phòng và phải báo cáo lại công việc đã xử lý với Trưởng Phòng.

3. Công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm túc Luật cán bộ, công chức và các chế độ chính sách, pháp luật hiện hành của Đảng, Nhà nước cũng như những quy định của cơ quan nơi làm việc. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước Pháp luật về các nội dung làm việc của mình trong thực thi nhiệm vụ được phân công.

4. Từ ngày 20 đến 24 hàng tháng phòng tổ chức họp để công chức báo cáo và đánh giá những công việc đã làm được, chưa làm được trong tháng và đăng ký hoàn thành trong kế hoạch tháng tiếp theo để Trưởng phòng tổng hợp báo cáo giao ban hoặc khi có yêu cầu của Lãnh đạo Sở.

5. Phòng thực hiện chế độ báo cáo tháng, quý, năm và các báo cáo khác khi có yêu cầu.

Điều 5. Quan hệ công tác

1. Đối với lãnh đạo Sở: Trưởng phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh đạo Sở, được Giám đốc ủy quyền tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác chuyên môn của phòng và đóng góp các ý kiến trong lĩnh vực phòng phụ trách.

2. Đối với phòng ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở: Phối hợp công tác chặt chẽ, toàn diện để thực hiện tốt nhiệm vụ do lãnh đạo Sở giao, trường hợp có khó khăn, vướng mắc báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc.

3. Đối với các tổ chức, cá nhân, đơn vị, địa phương liên quan: Phối hợp, hỗ trợ để đạt hiệu quả công tác. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp, việc thực hiện pháp luật về xây dựng khi được lãnh đạo Sở phân công.

Chương IV

Điều khoản thi hành

Điều 6. Tổ chức thực hiện

Trưởng phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng chịu trách nhiệm cụ thể hóa các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 của Quy định này; xác định phạm vi, quyền hạn, phân công nhiệm vụ đối với từng công chức, viên chức thuộc phòng theo từng chức danh để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, bổ sung, chỉnh sửa, Trưởng phòng có trách nhiệm phối hợp cùng với Chánh Văn phòng Sở báo cáo, đề xuất Giám đốc Sở xem xét, quyết định./.

 

                                                                                 GIÁM ĐỐC

Tải về: File 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay7,366
  • Tháng hiện tại149,138
  • Tổng lượt truy cập11,486,325
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây