Chức năng nhiệm vụ của phòng Quản lý xây dựng

Thứ ba - 07/06/2016 02:53 5.670 0

UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC

SỞ XÂY DỰNG

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của phòng Quản lý xây dựng

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1001/QĐ-SXD

ngày  06  tháng  6   năm 2016 của Giám đốc Sở Xây dựng Bình Phước)

 
 

 

 

Chương I

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

 

Điều 1. Chức năng: Phòng Quản lý xây dựng là phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Xây dựng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc phụ trách.

Phòng Quản lý xây dựng có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Hoạt động đầu tư xây dựng.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn: Phòng Quản lý xây dựng có các nhiệm vụ sau:

1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; khảo sát, thiết kế xây dựng; quản lý điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân và cấp phép hoạt động cho nhà thầu nước ngoài;

2. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng theo phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra công tác thm định, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng theo quy định của pháp luật;

3. Hướng dẫn, kiểm tra công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh;

4. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hoạt động của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập;

5. Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng cho các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại địa bàn tỉnh theo phân cấp;

6. Cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III đối vi tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân, chứng chỉ năng lực đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, cấp lại, thu hồi và quản lý các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh;

7. Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật, đăng tải và cung cấp thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại địa bàn tỉnh);

8. Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Sở;

9. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Sở giao.

 

Chương II

Cơ cấu tổ chức của phòng Quản lý xây dựng

 

Điều 3. Cơ cấu tổ chức của phòng Quản lý xây dựng gồm có:

1. Trưởng phòng và không quá 02 (hai) Phó trưởng phòng, có từ 05 đến 08 chuyên viên. Trưởng phòng và Phó trưởng phòng do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.

1.1. Trưởng phòng:

Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Sở về mọi hoạt động, công tác thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của phòng được Lãnh đạo sở giao. Trực tiếp tham mưu cho Ban Giám đốc Sở những nội dung công việc sau:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; khảo sát, thiết kế xây dựng; quản lý điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân và cấp phép hoạt động cho nhà thầu nước ngoài;

b) Tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng theo phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra công tác thm định, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng theo quy định của pháp luật;

c) Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng cho các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại địa bàn tỉnh theo phân cấp;

d) Cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III đối vi tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân, chứng chỉ năng lực đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, cấp lại, thu hồi và quản lý các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.

1.2. Phó Trưởng phòng:

Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và Ban Giám đốc Sở về các công tác của Phòng khi được phân công, đồng thời giúp Trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ công tác của phòng gồm:

a) Hướng dẫn, kiểm tra công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh;

b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hoạt động của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập;

c) Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật, đăng tải và cung cấp thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại địa bàn tỉnh);

d) Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Sở;

e) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

1.3. Chuyên viên:

Mỗi chuyên viên của phòng được phân công phụ trách theo địa bàn hành chính từ 02 đến 03 huyện, thị xã. Chuyên viên chịu trách nhiệm tham mưu giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ của phòng trên từng địa bàn đã được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về kết quả giải quyết công việc.

Ngoài ra mỗi chuyên viên còn được giao phụ trách một lĩnh vực công tác có tính đặc thù, hoặc các bộ môn đối với các dự án đầu tư xây dựng như: Kiến trúc, kết cấu, điện, nước . . ., do Trưởng phòng phân công gồm:

a) Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng;

b) Công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình, khảo sát xây dựng;

c) Công tác tham mưu cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, cấp giấy phép thầu nước ngoài;

d) Tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân, chứng chỉ năng lực đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng;

e) Công tác báo cáo và văn thư lưu trữ. . .

2. Biên chế của phòng Kinh tế và Quản lý xây dựng do Giám đốc Sở quyết định trong tổng biên chế hành chính của cơ quan do UBND tỉnh giao.

 

Chương III

Mối quan hệ công tác và chế độ làm việc

 

Điều 4. Mối quan hệ công tác

1. Quan hệ với Ban Giám đốc Sở:

a) Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Ban Giám đốc Sở;

b) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định tại Quyết định về ban hành Quy chế làm việc của Sở Xây dựng.

2. Quan hệ với các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở; các phòng Quản lý đô thị, phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã:

a) Quan hệ giữa phòng Quản lý xây dựng với các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở là mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ;

b) Đối với các phòng Quản lý đô thị, phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã là mối quan hệ phối hợp, hướng dẫn và truyền đạt các quy định của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh khi được Lãnh đạo Sở phân công.

Điều 5. Chế độ làm việc

1. Phòng Quản lý xây dựng làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Sở về mọi mặt công tác của phòng. Phó trưởng phòng và các chuyên viên chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các công việc đã được phân công;

2. Phó trưởng phòng thay mặt Trưởng phòng điều hành công việc của phòng khi Trưởng phòng nghỉ phép, sau đó có báo cáo lại các công việc đã xử lý với Trưởng phòng;

3. Công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm Luật Cán bộ công chức và các chế độ, chính sách, pháp luật hiện hành của Đảng và Nhà nước. Đồng thời chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung làm việc của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ khi được phân công;

4. Từ ngày 20 đến 24 hàng tháng phòng tổ chức họp để chức báo cáo và đánh giá những công việc đã làm được, chưa làm được trong tháng và đăng ký hoàn thành trong kế hoạch tháng tiếp theo để Trưởng phòng tổng hợp báo cáo giao ban hoặc khi có yêu cầu của Lãnh đạo Sở;

5. Phòng thực hiện chế độ báo cáo tháng, quý, năm và các báo cáo khác khi có yêu cầu.

Chương IV

Điều khoản thi hành

 

Điều 6. Hiệu lực thi hành

Trưởng phòng Quản lý xây dựng chịu trách nhiệm cụ thể hóa các nhiệm vụ quy định tại điều 2, chương I của Quy định này; xác định phạm vi, quyền hạn, phân công nhiệm vụ đối với từng công chức, viên chức thuộc phòng Quản lý xây dựng theo từng chức danh để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cần bổ sung, sửa đổi, Trưởng phòng có trách nhiệm đề xuất để Giám đốc Sở xem xét, quyết định./.

 

                                                                                 GIÁM ĐỐC

Tải về: File

 

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay4,308
  • Tháng hiện tại146,960
  • Tổng lượt truy cập11,177,334
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây