Bài học dựa vào dân

Thứ sáu - 10/07/2015 03:17 8.153 0

Bài học dựa vào dân

Bác Hồ từng nói : “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Khi sức dân được huy động, được tổ chức, được tập hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng thì thành vô địch”. Tin dân, gần dân, dựa vào dân – đó là những phẩm chất cao đẹp góp phần làm nên tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

        Một lần bác Hồ đi thăm nhân dân khu Hồng Quảng bị bão lụt. Các đồng chí lãnh đạo báo cáo việc khắc phục hậu quả chậm, gặp nhiều khó khăn, với lý do: Dân ở đây chậm giác ngộ, không hợp tác tốt với lực lượng của Trung ương về ứng cứu. Nghe các đồng chí lãnh đạo báo cáo xong, Bác không nói gì. Nhưng sau đó, Bác gặp riêng các đồng chí lãnh đạo và kể cho các đồng chí này nghe một câu chuyện:


Bác Hồ từng nói : “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân,
trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân..."

– Trong thời kháng chiến chống Pháp, ở Thái Nguyên có hai đơn vị bộ đội về đóng quân. Đơn vị thứ nhất bị dân phản ảnh, kêu ca; tình hình hết sức khó khăn, bộ đội không mua được gạo, thịt và các nhu yếu phẩm trong dân. Đơn vị thứ hai đến sau, cũng đóng quân tại chính địa điểm này, nhưng hoàn toàn không có hiện tượng đó. Tình quân dân rất thắm thiết, nhân dân còn mang măng, chuối, trứng gà đến tặng đơn vị. Vấn đề đặt ra là: Vì sao đơn vị trước lại bị dân phản ảnh, kêu ca?

– Bác giải thích: Tại vì đơn vị trước là “quan” rồi, nên không chịu làm công tác dân vận, cái gì cũng bỏ tiền túi ra mua, khi mua còn bị dân làm khó, không chịu bán. Đơn vị sau biết cách tổ chức tốt công tác dân vận nên được nhân dân ủng hộ, quí mến, chăm lo như người thân trong gia đình. Rồi Bác hỏi lại các đồng chí lãnh đạo: “Vậy có phải dân ở đó kém giác ngộ và xấu không? Rồi Bác nhấn mạnh: “Tình hình ở đây cũng vậy thôi, các chú phải xem lại có phải dân chậm giác ngộ, hay tại các chú chưa làm tốt công tác dân vận?”

Trong một lần khác, tại lớp học chính trị ở hang Kéo Quảng (Nguyên Bình), do Bác Hồ trực tiếp phụ trách. Hồi bấy giờ, Hítle đang ồ ạt tiến công Liên Xô. Quân phát xít Đức đã chiếm gần hết Ucraina và chỉ còn cách Thủ đô Matxcơva khoản 30 kilômet. Nhiều người lo lắng hỏi: “Thưa lão đồng chí, phát xít Đức mạnh như thế, liệu Liên Xô có thể bị mất không ạ”?. Bác nói: “Việc gì mà phải lo. Liên Xô đã chuẩn bị từ lâu. Đất nước này rộng lắm. Các nhà máy ở Thủ đô đều đã dời vào dãy núi Uran cách xa hàng ngàn cây số. Nếu quân đội của Hítle chiếm đóng những vùng gần Thủ đô thì Liên Xô sẽ rút về phía Uran và tiếp tục kháng chiến. Đánh giặc phải có căn cứ địa chứ”.

Nghe nói đến căn cứ địa, có người hỏi: “Thưa lão đồng chí, ở miền núi thì lấy núi, lấy sông làm căn cứ địa, thế còn ở đồng bằng không có địa thế hiểm trở thì làm thế nào ạ”?

Bác cười bảo: “Có núi thì dựa vào núi, có sông thì dựa vào sông, không có núi, có sông thì dựa vào người dân ở đó. Rồi Bác kể: Ông cha ta bao đời đánh giặc, nhất là trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, kẻ địch mạnh đến nỗi hầu hết các nước đều phải chịu thua. Nhưng khi chúng kéo quân vào nước ta, thì cả ba lần đều bị thất bại. Đó là vì Triều Trần biết lấy dân làm sông, làm núi. Các chú có biết trong chữ Hán có chữ “nhân sơn, nhân hải”, có nghĩa là “núi người, biển người” không? Ở đâu có dân là ở đó có núi, có sông, có biển. Dân có sức mạnh hơn cả sông núi. Nếu ta biết dựa vào dân thì sẽ thành công.

Từ hai câu chuyện trên, chúng ta nhận thức được rằng, tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ thấm nhuần một chân lý sâu sắc:

 “Dễ trăm lần không dân cũng chịu.

Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Bài học “dựa vào dân” của Bác nêu ra, làm cho mọi người chúng ta, phải suy nghĩ, cho thật kỹ, thật sâu. Bởi…đoàn kết là sức mạnh làm nên tất cả.

Đó là cốt lõi của câu nói mà Bác Hồ luôn nhắc nhỡ …Đảng và nhân dân là một, đảng phải luôn luôn được nhân dân quý trọng yêu mến. Cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của dân, của nước, của Ðảng lên trên hết, đem lòng chí công vô tư mà đối xử với người, với việc, không mảy may có chút chủ nghĩa cá nhân. Dĩ công vi thượng là cốt cách người cách mạng. Nếu ai không làm được điều này thì không thể trở thành người cách mạng, người cán bộ, đảng viên, đoàn viên chân chính. Lời dạy của Bác đã và sẽ mãi mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động trong công tác của tôi, thật là chí nghĩa, chí tình với dân, với nước, với đồng bào, đồng chí chúng ta.

Dương Thị Thuỷ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập48
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm46
  • Hôm nay6,634
  • Tháng hiện tại223,965
  • Tổng lượt truy cập11,254,339
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây